NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ KẾ TOÁN TỐI ƯU HÓA SỐ THUẾ PHẢI NỘP
- Lượt xem: 1179
- Tweet
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ TỐI ƯU HÓA SỐ THUẾ PHẢI NỘP
Làm thế tối ưu hóa chi phí thuế, giảm bớt số thuế phải đóng
DN là đối tượng chủ yếu đóng góp nguồn lực cho Nhà nước thông qua hình thức thuế. Vấn đề là làm thế nào để DN hiểu và thực thi tốt nghĩa vụ nộp thuế đang là vấn đề được Nhà nước và các cơ quan thuế quan tâm.
Hiện nay, các thành phần DN đã được ngành thuế xác định là đối tượng được hỗ trợ, được phục vụ, các cơ quan thuế giúp cho DN giải đáp những vướng mắc của mình thông qua các dịch vụ tư vấn thuế, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ đối tượng nộp thuế bằng nhiều hình thức. Qua đó, DN có thể xác định đúng các loại thuế và số thuế phải nộp cho Nhà nước để chủ động kê khai nộp thuế chính xác. DN có thể biết và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết liên quan đến việc kê khai thuế, xin miễn giảm thuế, quyết toán thuế kịp thời đầy đủ. Bên cạnh đó, DN có thể kiểm soát và phát hiện những sai sót nhầm lẫn; dự toán trước số thuế phải nộp đối với hoạt động cơ bản trên cơ sở đó có những quyết định phù hợp cho những dự án tương lai. Trong chừng mực nhất định, nắm chắc chế độ thuế còn có thể giúp nhà điều hành DN tìm giải pháp hoạt động tối ưu với số thuế phải nộp thấp nhất (tránh thuế hợp pháp) làm tăng lợi nhuận sau thuế. Chính phủ đã thống nhất trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung 3 luật thuế quan trọng là Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế thu nhập DN. Thời gian thi hành của 3 luật thuế này dự kiến từ 1/1/2004. Do đó, để tránh được những nhầm lẫn và sai sót khi kê khai và nộp thuế, khi DN tự mình kê khai tính thuế và nộp thuếcần phải quan tâm đến những vấn đề sau:
- Nắm vững phạm vi đối tượng chịu thuế của DN mình, phân biệt giữa đối tượng chịu thuế và không chịu thuế. Ví dụ trong dự luật sửa đổi thuế GTGT,sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuếlà những hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chuyển sang chịu thuế GTGT. Các sản phẩm in, một số dịch vụ xuất khẩu từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế GTGT… DN cần nắm được những nội dung và phạm vi chịu thuế để từ đó có biện pháp tổ chức công tác hạch toán phù hợp, tạo điều kiện tốt cho việc tính thuế sau này.
- Biết cách vận dụng và cụ thể hoá những nội dung có liên quan của văn bản và phương pháp xác định số thuế phải nộp vào điều kiện kinh doanh, điều kiện tổ chức sản xuất, điều kiện hạch toán của mình để có thể xác định chính xác nghĩa vụ thuế phải nộp cho Nhà nước.
Ví dụ : DN bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt là 4.600.000 đồng/tấn; thuế GTGT 5% bằng 230.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hoá đơn DN chỉ ghi giá bán là 4.800.000 đồng/tấn thì thuế GTGT trên doanh số bán được xác định bằng: 4.800.000 đồng/tấn x 5% = 240.000 đ/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 4.600.000 đ/tấn và doanh thu được xác định lại bằng 4.560.000 đ (=4.800.000 đ – 240.000 đ). DN mua thép cũng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoá đơn mua không ghi thuế GTGT này. Như vậy, nếu không ghi chỉ tiêu tính thuế GTGT trên hoá đơn, số thuế mà DN phải nộp sẽ lớn hơn số thuế lẽ ra phải nộp.
- Phải nắm rõ thủ tục và thời hạn nộp thuế của từng loại, thực hiện việc kê khai nộp thuế đầy đủ, đúng hạn. Bên cạnh đó, DN cần theo dõi những sửa đổi, bổ sung về mức thuế suất đối với từng loại thuế để đảm bảo nộp thuế chính xác, đầy đủ. Theo dự thảo sửa đổi Luật thuế GTGT, mức thuế suất của một số nhóm hàng hoá được thay đổi như:
+ Bỏ nhóm thuế suất 20%, chuyển các hàng hoá dịch vụ đang chịu thuế suất 20% xuống còn 10%.
+ Đưa hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và các sản phẩm in vào nhóm thuế suất 10%.
+ Chuyển các hàng hoá, dịch vụ; dây cáp điện sử dụng cho điện áp từ 600 vôn trở lên; que hàn; xây dựng, lắp đặt từ 5% lên 10% vì các mặt hàng này trước đây theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng áp dụng thuế suất 10% nên trong quá trình thực hiện có khó khăn nên đã tạm giảm xuống 5%, nay kinh doanh đã có lãi cần chuyển trở lại mức thuế 10% nhằm chuyển dần về một mức thuế suất.
+ Bổ sung vào nhóm thuế suất 0%: Ngoài các dịch vụ xuất khẩu đã được hưởng thuế suất 0%, dự thảo lần này mở rộng thêm các dịch vụ xuất khẩu khác (trừ hàng hoá, dịch vụ cung ứng cho vận tải quốc tế, dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài) cũng được hưởng thuế suất 0% nhằm giúp cho DN được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào khuyến khích xuất khẩu các dịch vụ.
Chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế, hoàn thuế đều là những điều khoản linh hoạt trong chính sách thuế. Bên cạnh việc chấp hành tốt chính sách thuế, DN cần nắm vững những vấn đề về ưu đãi, miễn, giảm thuế và phải theo dõi những sửa đổi, bổ sung một số luật thuế quan trọng của Chính phủ để đề nghị kịp thời khi cần thiết nhằm giảm số thuế phải nộp và được hoàn thuế khi DN nằm trong diện được hoàn. Ví dụ như trong dự luật sửa đổi nội dung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập DN thì điều kiện miễn, giảm thuế của 2 luật thuế này được đệ trình sửa đổi theo hướng như kéo dài thời gian miễn, giảm thuế, mở rộngphạm vi ưu đãi… nhằm tạo điều kiệnbình đẳng về ưu đãi giữa các nhà đầu tư, giảm nghĩa vụ thuế và tăng cường khuyến khích đầu tư vào vùng, lĩnh vực, địa bàn khó khăn. Mọi vướng mắc nảy sinh về chính sách, chế độ thuế đều nên tranh thủ sự tư vấn và trả lời của cơ quan thuế. Các công ty tư vấn thuế (công hoặc tư) và các công ty kiểm toán (các công ty kiểm toán hiện nay thường kiêm cả dịch vụ tư vấn thuế). Đồng thời nâng cao trình độ đối với đội ngũ nhân viên kế toán./.