Trung tâm học tin học kế toán Tri Thức Việt – Địa chỉ học tin văn phòng, kế toán tốt nhất Hà Nội

Mã số thuế cá nhân cho người phụ thuộc sẽ có hiệu lực từ 1/7

Mã số thuế cá nhân cho người phụ thuộc sẽ có hiệu lực từ 1/7

 

Ông Nguyễn Văn Phụng – Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính)  vừa cho biết Bộ đang hoàn tất dự thảo nghị định hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi. Tinh thần là văn bản hướng dẫn sẽ đơn giản, dễ hiểu và kiểm soát được thu nhập của người nộp thuế.

Để kiểm soát gian lận thuế, trong đó có việc khai man người để hưởng giảm trừ gia cảnh, ông Phụng cho biết từ ngày 1/7, ngành thuế sẽ cấp mã số thuế cho người phụ thuộc để có thể giám sát việc khai thuế của cá nhân có trung thực hay không.

 

Thông tin này khiến nhiều người lo lắng vì sẽ phải thêm các thủ tục cho người được giảm trừ, Tuy nhiên, bà Tạ Thị Phương Lan – phó vụ trưởng Vụ Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế) – cho biết để tránh gây xáo trộn ảnh hưởng đến quyền lợi của người nộp thuế, trước mắt chỉ những người phụ thuộc phát sinh từ ngày 1/7 mới phải cấp mã số thuế ngay. Còn những người phụ thuộc đang được giảm trừ thì vẫn được tính bình thường cho đến khi cơ quan thuế tổ chức cấp mã số thuế cho họ. Cơ quan thuế sẽ chủ động cấp mã số thuế cho người phụ thuộc mà người nộp thuế không phải đi đăng ký.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Phụng – Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế: Điểm đáng chú ý, những người kinh doanh chứng khoán được quyền lựa chọn nộp thuế theo mức 0,1%/giá bán hoặc 20%/chênh lệch giữa giá bán trừ giá mua. Theo quy định cũ, những người muốn nộp thuế theo phương pháp chênh lệch phải thực hiện đăng ký trước ngày 31/12 của năm trước, nay theo quy định mới, hết năm, người ta tự tính, sau đó thấy cách nào có lợi thì thực hiện và lúc đó mới đăng ký chứ không nhất thiết phải đăng ký từ đầu năm. Quy định này được các nhà đầu tư đón nhận rất tích cực.

Ngoài ra, theo dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Thuế TNCN đang trình thì việc khai nộp thuế hàng tháng, hàng quý sẽ theo hướng dẫn giảm tần suất số lần khai thuế, nộp thuế. Cụ thể, theo quy định cũ là những đơn vị khấu trừ thuế TNCN, nếu có mức tiền thuế TNCN 5 triệu đồng/tháng trở lên thì khai nộp thuế theo tháng, dưới mức đó thì khai nộp thuế theo quý. Còn tới đây , mức tiền thuế đã khấu trừ từ 5 triệu trở lên cũng sẽ xem xét lại, để số lượng đơn vị khai theo tháng giảm đi và số lượng khai theo quý tăng lên, như thế là tạo thuận lợi cho NNT và người chi trả thu nhập.

Về khai thuế, quyết toán thuế đối với những trường hợp cá nhân có nguồn thu nhập ngoài nơi hoạt động chính. Ví dụ, giáo viên đi giảng ở nhiều nơi, nơi đăng ký sổ bảo hiểm thì đã khấu trừ theo mức lũy tiến từng phần có GTGC, còn khấu trừ tại những nơi khác, nếu có mã số thuế thì khấu trừ 10%, không có mã số thuế thì khấu trừ 20%. Tới đây, những trường hợp đã nộp thuế tại nơi khấu trừ với mức 10%, sau này NNT cảm thấy số tiền đó ở bên ngoài không quá 10 triệu đồng/tháng, thì sẽ không nhất thiết phải khai quyết toán nữa, như thế sẽ giảm thủ tục cho NNT. Làm như thế, ngân sách có thể mất đi một chút, nhưng được lợi cho toàn xã hội là thủ tục giảm đi rất nhiều.

Về hoàn thuế, bà Nguyễn Thị Cúc – nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế  cho rằng, ở nước ta khấu trừ thuế thì rất nhanh, còn hoàn thì chậm. Như các nước, tiền thuế được hoàn qua tài khoản cho người nộp thuế. Tiền thuế của người dân đang bị Nhà nước chiếm dụng. Bởi theo quy định, thuế thu nhập cá nhân là kê khai nộp theo tháng.

Hằng năm, thu nhập các tháng 1, 2, 3 sẽ cao hơn các tháng khác vì thường vào tháng tết. Nhưng nếu tính thu nhập cả năm thì chưa đến mức phải nộp thuế thì họ phải chờ đến tận tháng 3 sang năm mới được hoàn trả tiền thuế đã bị tạm khấu trừ từ một năm trước đó.

Chính vì vậy, bà Cúc kiến nghị nên tính đến phương án hoàn thuế qua tài khoản cá nhân để tránh phiền phức cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế./.

Lớp học thực hành kế toán tổng hợp tại Công ty đào tạo Tin Học Kế Toán Tri Thức Việt- Dạy thực hành tất cả các nghiệp vụ , phần hành công việc của 1 kế toán tổng hợp thực thụ – Dạy làm kế toán thực tế

 

http://ketoantrithucviet.com/

Comments

comments