Kế toán công cụ dụng cụ là gì?
- Lượt xem: 1170
- Tweet
Kế toán công cụ dụng cụ là gì?
Kế toán công cụ dụng cụ là gì? Công tác kế toán này có quan trọng trong các Doanh nghiệp hay không? Có những chứng từ và phương pháp hạch toán nào mà người làm kế toán cần biết? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công tác kế toán này nhé.
Kế toán công cụ dụng cụ là gì?
Muốn tìm hiểu khái niệm kế toán công cụ dụng cụ là gì, trước hết bạn cần phải hiểu được những khái niệm cơ bản nhất về công cụ dụng cụ
Khái niệm:
- Công cụ dụng cụ là đối tượng lao động và là phương tiện sản suất của Công ty, vì vậy hiểu và quản lý sử dụng có hiệu quả chúng giúp cho Công ty tiết kiệm được nhiều chi phí.
- Công cụ dụng cụ là phương tiên tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm nó tác động đến chất lượng tốt sấu của sản phẩm, nếu công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất thi công đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng giúp người công nhân nâng cao năng suất lao động đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu của nhà quản lý. Trong những năm gần đây do sự biến động của nền kinh tế đặc biệt là sự biến động của giá cả thị trường thường là tăng cao không lường. Vì vậy mà chi phí về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn vốn lưu động của Công ty vì vậy việc quản lý và hạch toán chặt chẽ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ giúp cho Công ty năng động hơn trong việc giảm chi phí giá thành các hợp đồng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu các chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán như vật liệu. Ngoài ra, những tư liệu lao động sau đây không phân biệt tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng vẫn hạch toán là công cụ dụng cụ:
– Các lán trại tạm thời, đà giáo (ngành xây dựng cơ bản ), ván khuôn, công cụ dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất kinh doanh.
– Các loại bao bì dùng để đựng vật liệu, hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
– Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần vào giá trị của bao bì.
– Những dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ, quần áo, giầy dép chuyên dùng để làm việc…
Nguyên tắc hạch toán:
– Nguyên tắc kế toán CCDC giống như nguyên tắckế toán NVL vì chúng đều là những khoản mục của hàng tồn kho.
– Việc tính giá nhập, xuất CCDC cũng được thực hiện tương tự như đối với vật liệu.
Chứng từ kế toán sử dụng:
– Hoá đơn bán hàng thông thường hoặc hoá đơn GTGT
– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
– Thẻ kho
– Biên bảnkiểm kê CCDC tồn kho, …
Tài khoản sử dụng:
TK 153 “Công cụ dụng cụ”
- Bên Nợ : – Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, nhận góp vốn liên doanh, công cụ dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê
– Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho
– Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Phương pháp Kiểm kê định kỳ)
- Bên Có : – Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ xuất kho để sử dụng vào sản xuất kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn.
– Chiết khấu thương mại khi mua công cụ dụng cụ được hưởng
– Trị giá công cụ dụng cụ trả lại hoặc được giảm giá
– Trị giá trị công cụ dụng cụ thiếu phát hiện khi kiểm kê
– Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Phương pháp Kiểm kê định kỳ)
- Số Dư Nợ : Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ tồn kho
Các phương pháp kế toán công cụ dụng cụ là gì?:
Kế toán CCDC nhập, xuất kho (Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
- a. Nhập kho CCDC: tương tự với phương pháp kế toán Nguyên vật liệu
- b. Xuất kho CCDC :
Xuất công cụ dụng cụ sử dụng vào SXKD:
(1) Phân bổ 1 lần : áp dụng trong trường hợp xuất dùng công cụ có giá trị nhỏ, DN sẽ tính hết giá trị của công cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh :
Nợ TK 627,641,642, 241
Có TK 153
(2) Phân bổ 2 lần : áp dụng trong trường hợp xuất dùng công cụ có giá trị tương đối lớn không thể tính hết 1 lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Theo phương pháp này thì vào thời điểm xuất dùng kế toán sẽ phân bổ ngay 50% giá trị của công cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh, đến khi công cụ bị hỏng, bị mất hoặc hết thời hạn sử dụng thì kế toán sẽ phân bổ phần giá trị còn lại của công cụ vào chi phí SXKD
– Khi xuất dùng công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần :
Nợ TK 142, 242
Có TK 153
– Lần đầu phân bổ 50% giá trị CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh :
Nợ TK 627,641,642, 241
Có TK 142,242
– Khi báo hỏng hoặc mất mát hoặc hết thời gian sử dụng theo qui định thì phải phân bổ hết giá trị còn lại theo công thức :
Nợ TK 152 : Giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 1388, 334 : Khoản bồi thường vật chất
Nợ TK 623,627,641,642, 241 : Số phân bổ lần 2
Có TK 142,242 : Chi phí trả trước
(3) Phân bổ nhiều lần : áp dụng trong trường hợp xuất dùng công cụ có giá trị lớn không thể phân bổ theo kiểu 2 lần. Trường hợp này kế toán phải căn cứ vào giá trị công cụ xuất dùng và mức độ tham gia của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh để xác định số lần phải phân bổ và mức phân bổ mỗi lần :
– Khi xuất dùng công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần :
Nợ TK 142,242
Có TK 153
– Khi phân bổ CCDC xuất dùng cho từng kỳ kế toán :
Nợ TK 241,623, 627,641,642,
Có TK 142,242
– Khi báo hỏng hoặc mất mát thì phải phân bổ hết giá trị còn lại theo công thức :
Nợ TK 152 : Giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 1388,334 : Khoản bồi thường vật chất
Nợ TK 241,623,627,641,642 : Số phân bổ lần sau cùng
Có TK 142,242 : Số phải phân bổ lần sau cùng
Xuất kho CCDC cho thuê:
(1) Khi xuất kho CCDC cho thuê:
Nợ TK 142,242
Có TK 153
(2) Phân bổ giá trị CCDC cho thuê vào chi phí
Nợ TK 627
Có TK 142,242
(3) Phản ánh doanh thu về cho thuê CCDC
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng số tiền thu được, phải thu
Có TK 5113 : Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
(4) Nhận lại CCDC cho thuê, kế toán ghi
Nợ TK 153
Có TK 142, 242
Kế toán CCDC nhập, xuất kho (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
(1) Đầu kỳ kết chuyển trị giá thực tế CCDC tồn kho đầu kỳ
Nợ TK 611
Có TK 151, 153
(2) Trong kỳ sử dụng tài khoản 611 “Mua hàng” thay cho TK 153 “CCDC”. Nguyên tắc phản ánh vào TK 611 và các trường hợp phát sinh giống như ở phương pháp Kê khai thường xuyên.
(3) Cuối kỳ phản ánh kết quả kiểm kê
Nợ TK 151, 153
Có TK 611
(4) Xuất kho CCDC loại phân bổ 1 lần, 2 lần và nhiều lần giống như phương pháp kê khai thường xuyên.