Hướng dẫn lập thuyết minh báo cáo tài chính theo QĐ 48
- Lượt xem: 691
- Tweet
Hướng dẫn lập thuyết minh báo cáo tài chính theo QĐ 48
Báo cáo Tài chính năm 2012 sắp đến kỳ hạn phải nộp, để giúp các kế toán hoàn thiện Báo cáo tài chính chúng tôi sẽ hướng dẫn các kế toán làm thuyết minh báo cáo tài chính. Nội dung như sau:
Nội dung
1 Mục đích của bản thuyết minh báo cáo tài chính 2
2 Nguyên tắc lập và trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính 2
3 Cơ sơ lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính 2
4 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu 2
4.1 Đặc điểm họat động của doanh nghiệp. 2
4.2 Kỳ kế toán đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán. 3
4.3 Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng. 3
5 Các chính sách kế toán áp dụng 3
6 Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bay trong Bảng cân đối kế toán 6
7 Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh 6
8 Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ 7
9 Những thông tin khác 7
1. Mục đích của bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoăc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.
2. Nguyên tắc lập và trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Khi lập báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo đúng quy định từ đoạn 60 đến đoạn 74 của chuẩn mực kế toán số 21 “trình bày theo báo cáo tài chính” và hướng dẩn tại Chế độ báo cáo tài chính này.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung dưới đây:
Các thông tin về cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính về các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng.
Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác (các thông tin trọng yếu),
Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho loại trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp
Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách hệ thống. Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dầu tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
3. Cơ sơ lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo.
Căn cứ vào sổ sách kế toán tổng hợp
Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
Căn cứ vào Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước
Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác.
4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu
4.1 Đặc điểm họat động của doanh nghiệp
Trong phần này doanh nghiệp nêu rõ:
Hình thức sở hửu vốn: Là công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hửu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
Lĩnh vực kinh doanh: Nêu rỏ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh.
Lĩnh vực kinh doanh: Nêu rỏ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dich vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều kỉnh vực kinh doanh.
Tổng số công nhân viên và lao động khác: Nêu rỏ số lượng lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp kể cả lao động đăng ký trong quỹ lương và lao động thuê ngòai.
Đặc điểm họat động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính: Nêu rỏ những sự kiện vể môi trường pháp lý, diển biến thị trường, đặc điểm họat động kinh doanh, quản lý, tài chính các sự kiện sát nhập, chia, tách, thay đổi quy mô… có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
4.2 Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Kỳ kế toán năm ghi rỏ kỳ kế toán theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01… đến 31/12… Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rỏ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Ghi rỏ là đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán.
Chế độ kế toán áp dụng: Nêu rỏ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán nhỏ và vừa
Hình thức kế toán áp dụng: Nêu rỏ hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng là Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ hoặc hình thức kế toán trên máy vi tính…
Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nêu rỏ hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối năm: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp náo trong 4 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho (Bình quân gia quyền, nhập trước, xuất trước, nhập sau, xuất trước hay tính giá đích danh).
Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho: Nêu rỏ doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp khấu hao TSCĐ đang được áp dụng: Nêu rỏ là áp dụng phương pháp khấu hao đướng thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hoặc phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm….
Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Nêu rỏ chi phí đi vay ghi nhận vào chi phí tài chính trong năm khi phát sinh hay được vốn hóa và phân bổ chi phí đi vay theo phương pháp nào.
Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Nêu or các khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm là những khoản chi phí nào? Cơ sở để xác định giá trị của những khoản chi phí đó.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
Nguyên tắc ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rỏ các khoản dự phòng phải trả đã ghi nhận là thỏa mản hay không thỏa mản các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toán số 18 “các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.
Phương pháp ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rỏ các khoản dự phòng phải trả được lập thêm (hoặc hoàn nhập) theo số chênh lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay so với số dự phòng phải trả đã lập nẳm trước chưa sử dụng đang ghi trên sổ kế toán.
Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái: Nêu rỏ ghi nhận theo tỷ giá nào? Nguyên tắc ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính hay ghi nhận vào vốn chủ sở hữu…
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
Doanh thu bán hàng: Nêu rỏ việc ghi nhận doanh thu bán hàng của doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ năm điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” hay không? Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc thu được theo nguyên tắc kế toán dồn tích. Các khoản nhận trước của khách hàng nêu rỏ là không ghi nhận là doanh thu trong kỳ. Trường hợp bán hàng trả chậm được hoản lại ở khoản mục. “Doanh thu chưa thực hiện” và sẽ ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính khi đến hạn thu được khoản tiền lãi này.
Doanh thu cung cấp dịch vụ: Nêu rỏ việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ có tuân thủ đầy đủ 4 điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” hay không? Phần công việc đã hoàn thành của dịch vụ cung cấp được xác định theo phương pháp nào (trong 3 phương pháp được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 nói trên).
Doanh thu họat động tài chính: Nêu rỏ việc ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính có tuân thủ 2 điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính quy định tại Chuẩn mực tài khoản số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” hay không?
5. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích các chi tiết các số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán để giúp người sử dụng báo cáo tài liệu hiểu rỏ hơn khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sỏ hữu.
Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần III là đơn vị tính được sử dụng trong Bảng Cân đối kế toán. Số liệu ghi vào cột “đầu năm” được lấy từ cột “cuối năm” trong bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “cuối năm” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ
Bảng Cân đối kế toán năm nay
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan
Số thự tự của thông tin chi tiết được trình bày tổng phần này được đánh số dẫn từ Bảng Cân đối kế toán tại ngày kết thúc niên độ kế toán năm trước (cột “số đầu năm”) và Bảng Cân đối kế toán tại ngày kết thúc niên độ kế toán năm nay (cột “số cuối năm”). Việc đánh giá số thứ tự cần được duy trì nhất quán từ kỳ này qua kỳ khác nhằm thuận tiện cho việc đối chiếu, so sánh.
Trường hợp doanh nghiệp có áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc hối tố sai sót trọng yếu của các năm trước thì phải điều chỉnh số liệu so sánh (số liệu ở cột “đầu năm”) để đảm bảo nguyên tắc có thể so sánh và giải trình rỏ điều này. Trường hợp vì lý do nào đó dẩn đến số liệu ở cột “đầu năm” không có khã năng so sánh được với số liệu “cuối năm” thì điều này phải được nêu rỏ trong Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
tiền và tương đương tiền: Phản ánh chi tiết từng lọai tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp theo số đầu năm và số cuối năm.
Số liệu để lên chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiết TK111, 112, 121 (chi tiết tương đương tiền)
Hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh từng loại hàng tồn kho cuối năm của doanh nghiệp
Số liệu để lên chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ của TK 152, 153, 154, 155, 156 và TK157 trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái.
Tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình theo nhóm, TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ trên sổ chi tiết TSCĐ.
Tình hình tăng giảm tài sản cố định vô hình: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình theo nhóm, TSCĐ vô hình theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ trên số chi tiết TSCĐ
Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: Phản ánh chi tiết tình hình tăng giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn theo từng nội dung đầu tư.
Số liệu để lên chỉ tiêu căn cứ trên sổ chi tiết TK121 và 221.
Thuế và các phải nộp Nhà nước: Phản ánh chi tiết theo từng loại thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện trong năm.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ trên sổ chi tiết TK333
Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hửu: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hửu theo từng nội dung vốn.
Cơ sở số liệu để lập chỉ tiêu này căn cứ trên sổ chi tiết các TK 411, 413, 418, 419 và 421.
6. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả họat động kinh doanh
– Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rỏ hơn nội dung củ các khoản mục doanh thu, chi phí.
– Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần IV là đơn vị tính được sử dụng trong báo cáo kết quả họat động kinh doanh. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước, số liệu ghi vào cột “năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay
Sổ kế toán tổng hợp
Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
Chi tiết doanh thu và thu nhập khác
Chỉ tiêu này phản ánh chi tiết doanh thu trong năm của doanh nghiệp theo từng họat động tạo ra doanh thu và thu nhập.
Điều chỉnh các khoản tăng giảm thu nhập chịu thuế TNDN
Căn cứ vào quy Luật thuế TNDN cuối năm kế toán doanh nghiệp xác định các khoản thu nhập không phải chịu thuế, chi phí không được trừ vào thu nhập chịou thuế và số lỗ của năm trước được phép trừ vào lợi nhuận để xác định khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố:
– Chỉ tiêu này phản ánh số chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong năm chi tiết theo 5 yếu tố sau: Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
– Chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố”: Căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng yếu tố phát sinh trong năm để ghi vào cột “Năm nay” ở từng chỉ tiêu phù hợp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết của tài khoản 154, 631, 642, 142, 242,….
Các ngành sản xuất đặc thù thì yếu tố chi phí có thể khác nhau, hoặc được cụ thể hóa yếu tố “Chi phí dịch vụ mua ngoài”, “Chi phí khác bằng tiền”.
– Số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này được đánh số dẫn từ Báo cáo kết quả họat động kinh doanh năm nay (Cột “năm trước” ) và báo cáo kết quả họat động kinh doanh năm nay (Cột năm nay). Việc đánh giá thứ tự này cấn được duy trì nhất quán từ năm này sang năm khác nhằm thuận tiện cho việc đối chiếu, so sánh.
– Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu năm” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải được nêu rỏ trong thuyết minh báo cáo tài chính.
7. Thông tin bổ sung các khỏan mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người sử dụng hiểu rỏ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong năm của doanh nghiệp.
– Đơn vị tính giá trình bày trong phần V là đơn vị tính được sử dụng trogn báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Số liệu ghi vào cột “năm trước” được lấyu từ bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước; số liệu ghi vào cột “năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay
Số kế toàn tổng hợp
Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
8. Những thông tin khác
– Trong phấn này, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin quan trọng khác (nếu có) ngoài những thông tin đang trình bày trong nhữnng phần trên nhằm cung cấp thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm giúp cho người sử dụng hiểu báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày trung thực hợp lý.
– Khi trình bày thông tin thuyết minh ở phần này, tùy theo yêu cầu và đặc điểm thông tin theo quy định từ điểm 1 đến điểm 7 của phần này, doanh nghiệp có thể đưa ra biểu mẫu chi tiết, cụ thể một cách phù hợp và những thông tin so sánh cần thiết.
– Ngoài những thông tin cần trình bày theo quy định từ phần III đến phấn IV, doanh nghiệp được trình bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
CÔNG TY ĐÀO TẠO TIN HỌC KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Trụ sở chính: Số 3E3 Đường tập thể Đại Học Thương Mại – Mại Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Đại Học Công Nghiệp Hà Nội – Nhổn – Từ Liêm – Hà Nội
Email: trithucvietedu.jsc@gmail.com –Yahoo: trithucvietedu – Skype: trithucvietedu
Điện thoại: (04)6652.2789 – (04)6295.8666- Hotline: 0913.225.786
Website: www.ketoannganhan.com | www.ketoantrithucviet.com
www.ketoantrithucviet.edu.vn | www.trithucvietedu.net
Nguồn: Internet