Trung tâm học tin học kế toán Tri Thức Việt – Địa chỉ học tin văn phòng, kế toán tốt nhất Hà Nội

Các nghiệp vụ kế toán đối với thuế TNCN

Các nghiệp vụ kế toán đối với thuế TNCN

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước. Những cá nhân thuộc diện nộp thuế đều phải thực hiện nghĩa vụ này đối với nhà nước. Vậy các nghiệp vụ kế toán đối với thuế thu nhập cá nhân bao gồm những gì? Có những điểm nào cần lưu ý?

Các nghiệp vụ kế toán đối với thuế TNCN

Hạch toán khi khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công:

Trường hợp lao động thuộc biên chế, quản lý của DN và cá nhân ngoài doanh nghiệp nhưng có hợp đồng lao động (HĐLĐ) thời hạn làm việc trên 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Trường hợp thanh toán cho người lao động bên ngoài DN có cung ứng dịch vụ hay lao động thời vụ có HĐLĐ với thời hạn nhỏ hơn 03 tháng thuộc diện khấu trừ thuế 10% tính trên tổng thu nhập mỗi lần chi trả.

–  Nếu cung các dịch vụ như bốc xếp nguyên nhiên vật liệu nhập kho, văn phòng phẩm, vận chuyển hay chi phí chuyên gia lắp đặt TSCĐ… khi thanh toán ghi:

Nợ TK 153,153; 211..;

Có TK3335; Có TK111;112…

– Nếu chi phí tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng (đại lý là cá nhân); quảng cáo…ghi:

Nợ TK 641(6417; 6418);

Có TK3335; Có TK111;112…

– Nếu chi phí cho việc thanh toán về thiết kế; kiến trúc một công trình ghi

Nợ TK 211;

Có TK 3335;

Có TK111;112…

– Nếu chi cho chuyên gia hướng dẫn công nhân vận hành, sửa chữa bảo hành TSCĐ, công trình ghi:

Nợ TK 627;

Có TK 3335;

Có TK111;112…

– Nếu chi cho biểu diễn nghệ thuật từ quỹ phúc lợi, khen thưởng ghi:

Nợ TK 431;

Có TK3335;

Có TK111;112…

– Nếu chi cho đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cho nhiều năm tài chính ghi

Nợ TK 242;

Có TK3335;

Có TK111;112…

– Chi cho LĐHĐ dưới 3 tháng theo vụ việc thì tuỳ theo tính chất công việc hay bản chất của nghiệp vụ để hạch toán ghi nợ các tài khoản đối ứng, có thể ghi:

Nợ TK642;627…

Có TK3335;

Có TK111;112…

– Nếu các nghiệp vụ trên đây không thanh toán bằng tiền mà đối trừ công nợ thì được thay thế ghi Có TK111;112 bằng ghi Có tài khoản công nợ tương ứng.

Hạch toán khấu trừ thuế TNCN đối với một số khoản phải thanh toán khác:

Thu nhập từ đầu tư vốn:

Hết năm tài chính, khi có quyết định hoặc thông báo xác định khoản cổ tức, lợi nhuận phải thanh toán cho các nhà đầu tư hoặc các cổ đông ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối;

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)

Khi thanh toán lợi nhuận, cổ tức ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác – Ghi tổng số phải thanh toán  (3388);

Có các TK 111, 112. . . (Số tiền thực trả);

Có TK 3335 -Thuế TNCN.

Nếu là lãi tiền vay phải trả trước ngắn hạn ghi

Nợ TK142;

Có TK111,112;

Có TK3335.

Nếu là lãi tiền vay ngắn hạn nhưng thanh toán theo từng kỳ (không trả trước cho nhiều kỳ) ghi

Nợ TK635;

Có TK 111,112;

Có TK3335

Nếu trả trước dài hạn lãi tiền vay dài hạn cho nhiều năm ghi

Nợ TK242;

Có TK111,112;

Có TK3335.

Thu nhập từ trúng thưởng khuyến mại:

Nợ TK 641 (6418);

Có TK111,112;

Có TK3335

Thu nhập từ tiền bản quyền

– Khi thanh toán tiền bản quyền (nếu đủ tiêu chuẩn là TSCĐ vô hình) trả ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (không nợ) kế toán ghi:

Nợ TK213 (Tài khoản cấp 2 tương ứng);

Có TK 111,112;

Có TK3335.

Trường hợp  thanh toán qua công nợ TK331 khi mua bản quyền ghi:
Khi mua ghi:

Nợ Tài khoản

Nợ TK213;

Có TK331.

Khi thanh toán ghi:

Nợ TK331;

Có TK111,112;

Có TK3335.

– Nếu không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ vô hình mà giá trị lớn, phải phân bổ cho nhiều kỳ kinh doanh hoặc giá trị nhỏ nhưng phát sinh trước giai đoạn sản xuất khi thanh toán ghi:

Nợ TK 242;

Có TK 3335;

Có TK 111;112

Hạch toán khi nộp thuế:

Khi nộp tiền thuế vào NSNN ghi:

Nợ TK3335;

Có TK111,112.

Comments

comments