Làm thế nào để biết mức lương nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn?

    Lượt xem: 717

Làm thế nào để biết mức lương nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn?

 

Bạn trả lời như thế nào khi nhà tuyển dụng (NTD) hỏi :”Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?” Thật là khó phải không? Đưa ra mức lương quá cao thì có thể sẽ không được nhận vào làm, còn nếu đề nghị mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng tầm với khả năng của mình. Sẽ có nhà tuyển dụng hiểu bạn không muốn đưa ra một câu trả lời trực tiếp. Tuy nhiên vẫn có nhà tuyển dụng cần bạn tiết lộ con số bạn mong muốn.

ke-toan-03

Dưới đây là những gợi ý hiệu quả để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên:

Hỏi thêm trước khi trả lời

Điều bạn cần làm đầu tiên khi nhận được câu hỏi này là hãy nở một nụ cười thể hiện sự thú vị. Bạn ko nên nóng vội trả lời ngay trực tiếp vào câu hỏi. Lương – là cái đích thường thấy mà người lao động muốn được nói đến khi xin việc. Khi bạn muốn nhận quyền lợi thì tất nhiên bạn phải thể hiện được trách nhiệm của mình đối với công việc. Hãy dung sự hiểu biết của bạn để phân tích công việc, tầm quan trọng của bạn đối với công việc. Ngoài những đánh giá về lượng công việc bạn phải làm thì cái mà bạn cũng cần quan tâm khi xác định mức lương cho mình đó chính là chính sách đãi ngộ của công ty. Bạn có thể hỏi han thêm nhà tuyển dụng về điều này để có thêm sự gần gũi cũng là thể hiện sự hiểu biết của bạn về lĩnh vực lương thưởng.

Những câu hỏi về chi tiết công việc thể hiện sự nghiêm túc và quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc với công ty. Điều đó sẽ ghi thêm điểm cho bạn. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ai thật sự quan tâm đến công việc, họ sẽ chia sẻ thêm những thông tin hữu ích giúp bạn có thể đưa ra một mức lương phù hợp. Lý tưởng hơn, bạn có thể khéo léo chen vào câu hỏi về mức lương dành cho vị trí này trong quá trình trao đổi.

Bạn cố gắng biến cuộc phỏng vấn đầy căng thẳng thành một cuộc nói chuyện, tìm hiểu về công ty, Bạn hãy đặt ra những câu hỏi mà bạn còn nghi vấn và nhận những câu trả lời hữu ích từ nhà tuyển dụng

Còn khi bạn không có quyền được từ chối câu trả lời

(có thể là họ cho bạn làm bài Test chẳng hạn)

Bạn nên tìm hiểu về thị trường lương thực tế trước khi đi phỏng vấn. Có thể tìm hiểu từ bạn bè, người thân, từ network của mình để biết thêm khoảng lương cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Tuy nhiên, hãy thực tế! Cùng một vị trí, chẳng hạn kế toán trưởng, nhưng công ty nước ngoài sẽ trả khác công ty trong nước, ngành hàng tiêu dùng nhanh sẽ khác ngành dịch vụ, công ty tại Tp. Hồ Chí Minh hay Hà Nội sẽ có mức lương khác với các công ty tại khu công nghiệp.

Những thông tin này sẽ giúp bạn tư tin hơn, cảm thấy thoải mái hơn trước khi bước vào buổi phỏng vấn. Tôn Tử đã từng nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”

Khi đươc hỏi “bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?”, bạn đừng đưa ra một mức cụ thể – “Tôi nghĩ 10 triệu đồng”. Bạn nên đưa ra một khoảng. Nếu bạn nghĩ mình xứng đáng với 10 triệu, bạn nên trả lời “Với những chi tiết công việc như anh/chị đã trao đổi với em, em nghĩ mức lương từ 9 triệu đến 11 triệu là hợp lý.”

Nhiều người sau khi nhận được lời mời đi làm vẫn cảm thấy không vui, họ ước gì họ đã thương lượng thêm về phần lương và phúc lợi. “Ước gì tôi đã nói thêm điều này, điều kia thì chắc chắn lương của tôi có thể cao hơn” là những lời “than vãn” của những người vội vàng thỏa thuận mức lương.

Còn bạn thì sao? Đã bao giờ bạn rơi vào trường hợp đó chưa? Đừng bao giờ để mình rơi vào tình huống đó. Còn một khi bạn đã không chuẩn bị kỹ khi đàm phán về lương, hãy coi đó là một kinh nghiệm đáng giá, và quên điều đó đi. Thay vì than vãn, tỏ vẻ tiếc nuối, bạn nên tập trung vào công việc hiện tại, mở rộng phạm vi trách nhiệm của mình, thể hiện thái độ làm việc tích cực, và đến kỳ đánh giá hiệu quả công việc và điều chỉnh lương tiếp theo, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

CHÚC TẤT CẢ CÁC BẠN THÀNH CÔNG – MAY MẮN

 

Comments

comments