Cách định khoản hạch toán tài sản cố định vô hình – Tài khoản 213

    Lượt xem: 809

Tài khoản 213 Tài sản cố định vô hình dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của doanh nghiệp. TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

 

Kết cấu tài khoản 213

 

Bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
Bên Có:
Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
Số dư bên Nợ:
 Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp.
Tài khoản 213 – TSCĐ vô hình, có 7  tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 2131 – Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)… Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.
Trường hợp doanh nghiệp được Nhà nước giao đất mà không phải trả tiền hoặc phải trả tiền thuê đất hàng năm thì tiền thuê đất hàng năm được tính vào chi phí, không được ghi nhận quyền sử dụng đất đó là TSCĐ vô hình vào TK 2131.
– Tài khoản 2132 – Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.
– Tài khoản 2133- Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.
– Tài khoản 2134 – Nhãn hiệu hàng hoá: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.
    – Tài khoản 2135 – Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.
– Tài khoản 2136 – Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới,…
– Tài khoản 2138 – TSCĐ vô hình khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên.

Hướng dẫn định khoản hạch toán nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài sản cố đinh vô hình

 

1. Hạch toán các nghiệp vụ mua TSCĐ vô hình:
– Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào SXKD hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 331 – Phải trả cho người bán.
– Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào SXKD hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Tổng giá thanh toán)
Có TK 112, 331,…(Tổng giá thanh toán)
2. Trường hợp mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp:
– Khi mua TSCĐ vô hình dùng vào SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá – Theo giá mua trả tiền ngay chưa có thuế  GTGT)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán  trừ (-) Giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT đầu vào (Nếu có))
   Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
              Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
– Khi mua TSCĐ vô hình dùng vào SXKD hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá – Theo giá mua trả tiền ngay đã có thuế GTGT)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay)
                       Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
         – Hàng kỳ tính số lãi phải trả về mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:
         Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.
         – Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:
  Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
 Có các TK 111, 112,.
3. Khi mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì phải xác định riêng biệt giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc)
         Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá quyền sử dụng đất)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332 – nếu có)
      Có các TK 111, 112, 331,…
4. Khi TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của các công ty cổ phần, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn, ghi:
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4111, 4112).
5. Khi doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ vô hình đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD:
– Khi nhận TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu, tặng, ghi:
Nợ TK 213- TSCĐ vô hình
Có TK 711 – Thu nhập khác.
      – Các chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ vô hình nhận tài trợ, biếu,  tặng, ghi:
      Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
    Có TK 111, 112,…
6. Khi doanh nghiệp nhận vốn góp liên doanh bằng quyền sử dụng đất, căn cứ vào hồ sơ giao quyền sử dụng đất, ghi:
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4111).
7. Khi có quyết định chuyển mục đích sử dụng của BĐS đầu tư là quyền sử dụng đất sang TSCĐ vô hình, ghi:
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (2131)
Có TK 217 – BĐS đầu tư.
            Đồng thời kết chuyển số hao mòn luỹ kế của BĐS đầu tư sang số hao mòn luỹ kế của TSCĐ vô hình, ghi:
            Nợ TK 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư
                    Có TK 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình.
          8. Khi đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức góp vốn bằng TSCĐ vô hình, căn cứ vào giá đánh giá lại của TSCĐ vô hình giữa doanh nghiệp và công ty liên kết.
           8.1. Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đưa đi góp vốn, ghi:
           Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết
           Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2143)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình)
                    Có TK 213 – TSCĐ vô hình.
           8.2. Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đưa đi góp vốn, ghi:
           Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết
           Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2143)
                    Có TK 213 – TSCĐ vô hình
Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ vô hình).
           9. Khi góp vốn bằng TSCĐ vô hình vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát
          9.1. Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem đi góp vốn, ghi:
           Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Theo giá trị do các bên liên doanh đánh giá)
           Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2143) (Số khấu hao đã trích)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình)
        Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá).
           9.2. Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem đi góp vốn thì số chênh lệch giữa giá đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn được ghi nhận vào TK 711 “Thu nhập khác” là phần chênh lệch tính tương ứng cho phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh, phần còn lại tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh được ghi nhận vào TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”, ghi:
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Theo giá trị do các bên liên doanh đánh giá)
    Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2143) (Số khấu hao đã trích)
                        Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá)
                      Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá trị do các bên liên doanh đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh)
                    Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá trị do các bên liên doanh đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ sẽ được hoãn lại phần chênh lệch tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh).
                – Định kỳ, căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng, kế toán phân bổ số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:
            Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá
lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát)
                        Có TK 711 – Thu nhập khác.
  10. Hạch toán việc nhượng bán, thanh lý TSCĐ vô hình được quy định như hạch toán nhượng bán, thanh lý TSCĐ hữu hình (Xem hướng dẫn ở TK 211).

Địa chỉ đào tạo kế toán tốt nhất hà nội là Công ty đào tạo tin học kế toán Tri Thức Việt

Còn chờ gì nữa các bạn hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi :

Công ty đào tạo tin học kế toán Tri Thức Việt

04.6652.2789   –   01699.13.6789

http://ketoantrithucviet.com

Comments

comments